Trong môi trường công sở lúc nào cũng tồn tại những vấn đề nan giải như: drama giữa các đồng nghiệp, đồng nghiệp nói xấu nhau, gây khó dễ trong công việc,... Làm việc nhóm với đồng nghiệp như vậy, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và nếu không cẩn thận, còn gây ảnh hưởng tới toàn bộ kết quả công việc của bạn.
Ai cũng mong muốn làm việc trong môi trường tích cực, đồng nghiệp cởi mở và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng thực tế, vẫn sẽ có những đồng nghiệp không chịu hợp tác làm việc với bạn, thậm chí còn gây khó dễ cho bạn. Nếu bạn không biết cách xử lý phù hợp, thì hiệu quả công việc của bạn sẽ bị trì trệ và còn ảnh hưởng đáng kể.
Đồng nghiệp không hợp tác là chuyện thường xảy ra ở nơi công sở, nhưng bạn cũng cần có một số cách xử lý những tình huống này để khiến cả hai bên đều cảm thấy thoải mái. Bạn có thể tham khảo một vài cách ngay dưới đây:
Hãy kiên nhẫn lắng nghe
Có những lúc đồng nghiệp của bạn không chịu làm việc cùng bạn, nguyên nhân này cũng có thể đến từ nhiều phía khác nhau: vì tính cách cá nhân nhân, hay vì cảm xúc cá nhân hay họ cảm thấy bản thân không được lắng nghe, thiếu đi sự tôn trọng từ người khác. Để có thể hiểu rõ được phong cách làm việc của đồng nghiệp của bạn, bạn nên dành thời gian để nói chuyện với họ, kiên nhẫn lắng nghe những ý kiến, chia sẻ của họ về công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thể hiện bản thân lắng nghe với thái độ tích cực, những cử chỉ nhẹ nhàng như gật đầu.
Nói chuyện với họ trực tiếp
Không nên im lặng đối với mọi chuyện, im lặng không phải là phương pháp tốt dùng để giải quyết trong môi trường công sở. Mọi chuyện nên trao đổi với nhau trực tiếp để loại bỏ những nghi ngờ cà hiểu lầm đối giữa các nhân viên với nhau. Hay thậm chí trong trao đổi công việc, sếp luôn yêu cầu giữa các nhân viên cần có sự trao đổi để cả hai có thể thấu hiểu nhau hơn.
Bạn có thể tiếp cận đồng nghiệp với thái độ nhẹ nhàng, mềm mỏng để giúp nhân viên đó cảm thấy được quan tâm, họ sẽ gần gũi với mình hơn, dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân hơn. Lúc này, kỹ năng giao tiếp của bạn cần phải sử dụng, đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì, nhẫn nại và khéo léo hơn.
Bạn có thể rèn luyện cho bản thân mình một hành vi cư xử tôn trọng, không đổ lỗi hay trách móc, bạn cũng cần phải cởi mở, bày tỏ khả năng lắng nghe, giúp đỡ họ khi cần, thì đồng nghiệp của bạn sẽ quý trọng và cởi mở với bạn hơn trước. Ví dụ như: hẹn đi ăn trưa với nhau hoặc cùng ngồi cafe những giây phút nghỉ giữa giờ. Các bạn có thể trao đổi công việc với nhau một cách thoải mái và cùng nhau tìm phương pháp giải quyết những rắc rối của bạn và người đồng nghiệp ấy.
Bình tĩnh và tránh xa những mâu thuẫn
Khối lượng công việc dày đặc, cùng với những giờ làm việc căng thẳng đầy mệt mỏi, làm cho tinh thần của mọi người ngày càng tụt dốc. Tuy nhiên, đây là điều không thể tránh khỏi trong môi trường công sở. Vào lúc này, mọi người đều cảm thấy bực bội và khó chịu, nếu như bạn không thể giữ được bình tĩnh, có thể xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp của bạn. Lúc này, nguyên nhân khiến cho đồng nghiệp không chịu hợp tác với bạn có thể là do tâm trạng của họ không được ổn định nên họ mới có thái độ tiêu cực như vậy. Bạn có thể giúp đỡ người đồng nghiệp này của bạn bằng cách trở thành chính nguồn năng lượng tích cực, giảm thiểu những áp lực.
Bạn không nên để cảm xúc lấn át lý trí của bản thân, gây ra những hành động cư xử đầy thô lỗ, không nên để sự cáu giận chế ngự bạn, điều này không chỉ khiến cho đồng nghiệp không chịu hợp tác mà còn khiến cho mối quan hệ của cả hai không còn thân thiết như trước.
Đối với bạn và người đồng nghiệp của mình, cả hai cần có khoảng không gian và thời gian riêng để xả stress như nhấp một cốc trà cùng với chiếc bánh ngọt.hay một thanh socola. Nó sẽ giúp mọi người lấy lại tinh thần tốt hơn.
Không mang cảm xúc tiêu cực về nhà
Quá nửa thời gian một ngày của bạn đều dành hết cho công ty, tiếp xúc với đồng nghiệp và sếp còn nhiều hơn thời gian chúng ta dành cho gia đình và người thân của mình. Khi về đến nhà, bạn nên vứt bỏ những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi, bực dọc ra sau đầu, hãy nghỉ ngơi và thưởng thức bữa tối ngon lành, đem lại năng lượng cho bạn.
Bạn có thể tập những hành động đơn giản như làm việc nhà, dọn dẹp phòng ốc hay lau cái cửa sổ mà hơn tháng nay bạn chưa đụng tới, lắng nghe một bản nhạc hoặc đọc một cuốn sách. Giảm thiểu sự tiêu cực mệt mỏi trong đầu của bạn không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp bạn nảy nở những ý tưởng độc đáo.
Những lúc đó, bạn có thể nảy ra những ý tưởng giải quyết vấn đề đồng nghiệp không hợp tác. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết có những nguyên nhân mà ta không thể nào giải quyết được, và mình không nên để những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến khoảng thời gian nghỉ ngơi với gia đình.
Nguồn: VietnamWorks